Thứ Sáu, 18 tháng 7, 2014

Linh vật - một “vũ khí” của thương hiệu

 Linh vật - một “vũ khí” của thương hiệu


Mỗi lần World Cup là mỗi lần thế giới được biết đến một linh vật (mascot) của quốc gia tổ chức. Đó là chú chó Triker năm 1994 (Mỹ), chú gà Footix năm 1998 (Pháp), sư tử Zakumi (Nam Phi) hay gần đây nhất là chú tê tê Fuelco (Brazil).
Tại Việt Nam, khá nhiều thương hiệu chọn cho mình những hình tượng thú vật làm biểu tượng cho thương hiệu của mình. Hiệu quả của chiến lược này đến đâu?

Ấn tượng của doanh nghiệp

Những con vật là một phần quan trọng trong đời sống xã hội. Chúng ta sử dụng nhiều từ ngữ liên quan đến loài vật để mô tả tính cách con người trong xã hội: nhanh như sóc, khỏe như voi, ngu như lợn, chậm như sên v.v...

Những con vật cũng mang trong mình những tính chất từ ngữ để mô tả tình cảm, đó là lý do chúng ta có những tên gọi yêu như “cún con”, “ỉn con”... dành cho người mình yêu quý.

Loài vật và loài người có sự liên kết mạnh mẽ. Theo một thống kê thì người Mỹ nuôi khoảng 180 triệu thú nuôi từ chó, mèo tới các loài bò sát.

Đó là lý do nhiều quốc gia có linh vật như biểu tượng quốc gia. Chú gà trống Goilois là biểu tượng cho tinh thần bất khuất của người Pháp. Ba chú sư tử là biểu hiện của lòng dũng cảm với “trái tim sư tử” của người Anh. Con đại bàng sải cánh vạn dặm là biểu tượng của tinh thần tự do của nước Mỹ. Ở nước ta, trong kỳ SEA Game, biểu tượng cũng là một con vật: Trâu vàng.

Nhiều doanh nghiệp cũng chọn cho mình linh vật, đó là một chiến lược tốt. Nhiều biểu tượng linh vật mạnh mẽ đến mức chỉ cần nhìn đến hình ảnh linh vật, chúng ta lập tức liên tưởng đến thương hiệu cho dù không hề có tên thương hiệu.

Tuy nhiên, không phải linh vật nào cũng mang lại hiệu quả.

Và sử dụng linh vật như một phần của giá trị hình ảnh thương hiệu còn khá thiếu vắng tại thị trường Việt Nam.

Một số thương hiệu Việt lấy tên của loài vật. Chúng ta có thể kể đến thương hiệu mì Gấu Đỏ, cám Con Cò...
Những thương hiệu đó đều có logo là biểu tượng liên quan đến con vật. Tuy nhiên, những hình ảnh đó cần được chau chuốt thêm để có thể trở thành những linh vật mạnh mẽ, đại diện cho thương hiệu.

Có rất nhiều thương hiệu xe ô tô. Tuy nhiên, một trong những thương hiệu được nhiều người nhớ đến là Jaguar. Điều gì làm cho Jaguar dễ nhớ hơn so với những thương hiệu có bước giá tương tự như Infiniti, Suzuki v.v... ? Đó chính là hình ảnh con báo Jaguar.

Infiniti hay Suzuki có số lượng xe bán ra hàng năm (tại Mỹ) lớn hơn (98.000 và 26.000) so với 12.000 của Jaguar, nhưng hình ảnh gắn trong tâm trí của hai thương hiệu này là gì? Rõ ràng không thể bằng con báo của Jaguar.
Một biểu tượng mạnh của một trong những thương hiệu mạnh nhất thế giới, bao trùm lên nhiều ngành nghề như truyền hình, điện ảnh, công viên chủ đề, đồ chơi v.v... chính là Walt Disney. Biểu tượng của Disney là đầu của chú chuột Mickey đã được đơn giản hóa. Một biểu tượng thực sự có khả năng ghi nhớ mạnh mẽ đối với tâm trí người tiêu dùng. Nói cách khác, chỉ cần nhìn logo đầu của Mickey, người ta sẽ biết đó là Walt Disney.

Deere & Co là một trong những thương hiệu hàng đầu bán trang thiết bị nông nghiệp. Không những là một trong những thương hiệu mạnh mẽ thống lĩnh ngành hàng, Deere & Co còn mang trong mình hình ảnh đại diện mạnh mẽ: Một chú hươu. Hơn nữa, chú hươu đó còn được củng cố bằng một câu slogan thực sự hiệu quả: “Nothing runs like a Deere” (Không gì chạy như Deere) - chơi chữ Deere tên thương hiệu và Con hươu - Deer.

Một ngành khô khan như tài chính liệu có thể sử dụng hình ảnh linh vật làm biểu tượng? Hoàn toàn có thể.
Merill Lynch, một trong những thương hiệu đã làm như vậy với biểu tượng con bò. Điểm cộng thêm của chiến lược này chính là câu định vị: “Merrill Lynch is bullish on America” (Merrill Lynch tạo tăng trưởng cho nước Mỹ). Từ Bullish có thể vừa chỉ con bò, vừa chỉ trạng thái thị trường tăng trưởng.

Đối thủ một thời của Microsoft trong lĩnh vực phầm mềm là gì? Thực ra trong một thời gian dài, Microsoft gần như không có một đối thủ thực sự trong lĩnh vực phần mềm. Nhưng nếu để nhắc lại, người ta thường nhớ đến cái tên Linux. Cái tên Linux được củng cố trong tâm trí người tiêu dùng với hình ảnh linh vật là chú chim cánh cụt.
Xét trên một phương diện nào đó, hình ảnh chú chim cánh cụt Linux hiệu quả hơn nhiều so với biểu tượng cửa sổ của Microsoft. Bởi thực tế, Linux chỉ có 5% trong một thị trường phần mềm máy tính mà Microsoft trong thời đỉnh điểm chiếm tới 90%.

Ngày nay, nhắc đến phần mềm trên điện thoại, người ta nói đến sự đối đầu của Android và iOs. Tuy được coi là phần mềm tốt hơn, chất lượng hơn và sở hữu một công ty số 1 thế giới Apple nhưng iOs đã bị Android vượt mặt.

Lý do: Hình tượng đại diện - Robot màu xanh của Android là một trong những nguyên nhân khiến người tiêu dùng nhớ tới phầm mềm này hơn. Hình tượng của iOs là gì? Không ai nhớ!

Ngành công nghệ cao chứng kiến sự tăng trưởng thần kỳ của Twitter. Không ai có thể tin rằng một mạng xã hội của một công ty khởi nghiệp chia sẻ những dòng tin ngắn (tối đa 140 chữ) như Twitter giờ lại vượt mặt Google+, vượt mặt Frienster, vượt mặt MySpace để trở thành đối trọng của Facebook.

Cái tên Twitter (tiếng twit - là tiếng kêu của loài chim) thực sự phù hợp và được củng cố bởi một hình tượng thương hiệu mạnh mẽ và được sử dụng một cách khá nhất quán: chú chim màu trắng trên nền xanh da trời (hoặc ngược lại).

In dấu trong tâm trí khách hàng

Ngành thực phẩm là một trong những ngành sử dụng hình tượng con thú làm linh vật sớm nhất và hiệu quả nhất.

Năm 1952, Kellogg’s đã tạo nên hình tượng chú hổ Tony - Tony the Tiger. Chú hổ Tony giờ đã trở thành một phần quan trọng bậc nhất đại diện cho Kellogg. Câu định vị của Kellogg cũng khiến ta liên tưởng đến tiếng gừ gừ của hổ: “They’re gr-r-reat” - Thật ng-gon.

Một chiến lược tương tự được Pepperidge Farms thực hiện với sự tham vấn của cây đại thụ quảng cáo David Ogilvy. Hình tượng tập trung của Pepperidge Farms là chú cá nướng vàng. Chưa kể đến câu slogan rất cảm tình thể hiện nụ cười của chú cá đại diện: “The snack that smile back” - Chiếc bánh mang nụ cười.
Một trong những thương hiệu nổi lên gần đây trong lĩnh vực ẩm thực chính là Red Lobster. Ngoài cái tên, Red Lobster còn có hình ảnh một chú tôm hùm khổng lồ làm linh vật.

Chủ sở hữu của chuỗi nhà hàng Red Lobster là Darden Group còn mang trong mình một thương hiệu nữa cũng rất mạnh trong lĩnh vực chuỗi nhà hàng, đó là Long Horn.
Red Lobster tập trung vào đồ hải sản đúng như cái tên Tôm hùm đỏ. Còn Long Horn tập trung chủ yếu vào đồ nướng: Long Horn - Sừng dài tạo liên tưởng đến con bò. Và con bò tạo liên tưởng đến các món đồ nướng. Đó là một tên thương hiệu rất phù hợp với cá tính sản phẩm của chuỗi nhà hàng này.

Chưa hết, Long Horn còn có biểu tượng rất mạnh, đó chính là cặp sừng dài được cách điệu.

Tại châu Á, mức tăng trưởng lớn nhất của nhiều năm gần đây trong lĩnh vực chuỗi nhà hàng ăn nhanh thuộc về Panda Express. Panda - con gấu trúc là một lựa chọn thích hợp dành cho chuỗi nhà hàng ăn nhanh với món chủ đạo là ẩm thực Trung Quốc. Express - thể hiện đây là đồ ăn nhanh. Biểu tượng chú gấu trúc trên logo là hình tượng khiến Panda Express ghi điểm khi khách hàng phải lựa chọn giữa vô vàn các thương hiệu ẩm thực khác nhau.

Tuy nhiên, chiến dịch ấn tượng và hài hước bậc nhất khi sử dụng hình ảnh linh vật phải kể đến những chú bò của Chick-fil-A. Chỉ trong một thời gian ngắn, chuỗi nhà hàng Chick-fil-A đã nổi lên và trở thành một trong những thương hiệu đáng gườm, thách thức những ông lớn bậc nhất như McDonald’s, Subway hay Burger King.
Sự sáng tạo trong việc xây dựng thương hiệu và các chiến dịch marketing của Chick-fil-A rất đáng được ghi nhận. Để đưa vào tâm trí của người tiêu dùng rằng món ăn làm từ gà gây ít béo hơn từ bò, và bánh burger từ bò đã quá nhiều trong khi Chick-fil-A là thương hiệu tập trung nhiều vào burger gà, Chick-fil-A đã có những linh vật là những chú... bò.

Tuy nhiên, điểm sáng tạo nhất là những chú bò đó mang theo câu slogan hài hước: “Eat mor Chikin” - Hãy ăn nhiều gà hơn. Thắng lợi từ chiến dịch vui nhộn của Chick-fil-A chính là sự ghi nhận mạnh mẽ thương hiệu này trong tâm trí thực khách.

Sử dụng hình tượng đi kèm cùng thương hiệu là một trong những cách thức đưa thương hiệu đến với tâm trí khách hàng một cách hiệu quả bậc nhất.

Hãy nhìn đèn Xanh - Đỏ - Vàng trên mỗi ngã tư, không cần dùng từ, chúng ta đã biết phải làm gì. Những thương hiệu Việt đang có những linh vật làm hình tượng như con cò của cám Con Cò, con gấu của mì Gấu Đỏ, rồng vàng của bánh đậu xanh Rồng Vàng v.v... chưa đạt hiệu quả tối đa lợi thế của mình do linh vật còn được thiết kế quá phức tạp và chưa được nhấn mạnh đúng mức.

Khi có một linh vật được thiết kế một cách khoa học, đơn giản và có sức liên tưởng mạnh đến thương hiệu, thương hiệu đã có thêm trong mình một vũ khí nữa để chinh chiến trên thị trường đầy những thương hiệu thay thế và cạnh tranh mạnh mẽ như ngày nay.

HOÀNG TÙNG - Sáng lập viên/Quản lý Pizza Home Hanoi

Thứ Sáu, 11 tháng 7, 2014

HỌC TIẾNG ANH: HÃY XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU

TRẦN QUỐC KHÁNH

HỌC TIẾNG ANH: HÃY XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU

Một cách trùng hợp, gần đây khá nhiều bạn bè, sinh viên nhắn tin hỏi tôi kinh nghiệm học nói tiếng Anh để giao tiếp lưu loát. Tôi không phải chuyên gia ngôn ngữ, cũng chẳng phải thầy giáo, nhưng tôi tự tin mình có thể giao tiếp tốt tiếng Anh khi thực hiện các bài phỏng vấn khách mời nước ngoài trên truyền hình (xem tại youtube.com/khanhqtran), làm MC/phiên dịch Anh-Việt các sự kiện hội thảo, hội nghị kinh doanh quốc tế. Nên tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm cá nhân để các bạn tham khảo. Vì đây chỉ là kinh nghiệm đúng với cá nhân tôi, nên không nhất thiết sẽ áp dụng được hết, nhưng tôi tin nó vẫn có giá trị tham khảo. Vì tôi làm được, thì tại sao bạn không?

Tiếng Anh có 4 kỹ năng nghe nói đọc viết. Nhưng theo tôi thì nếu bạn không phải là dân học tiếng Anh lâu năm, hoặc trình độ tiếng Anh rất tệ thì hãy tập trung cải thiện phần nghe nói trước đã. Nghe nói tốt sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong học tập, công việc, và cuộc sống. Tuy nhiên, bạn thắc mắc vì sao mình vẫn cứ loay hoay hoài không tiến bộ? Đã đi học bao nhiêu trung tâm, luyện với bao nhiều thầy bản xứ mà vẫn vậy? Tốn kém thời gian và tiền bạc mà vẫn không thấy hiệu quả? Đó là vì: bạn học mà không có mục đích cụ thể. Và có thể tiếng Anh đối với bạn chưa thật sự cần thiết. Do đó bạn không có áp lực phải luyện tập nhiều, phải nghe nói cho bằng được... Nếu chỉ học tiếng Anh với lý do là "phải giỏi tiếng Anh" thì không giờ bạn tiến bộ được. Nghe hơi mâu thuẫn phải không? Thật chất là vậy. Trừ phi bạn là ngừoi đam mê môn tiếng Anh, là một học sinh chuyên Anh lâu năm...còn lại thì nếu không xác định mục tiêu cụ thể thì bạn không bao giờ tiến bộ được. Vì thiếu mục đích và mục tiêu cụ thể, bạn sẽ chẳng bao giờ ép nó vào khuôn khổ để luyện tập. Cứ học rồi để đó, luyên tập qua loa rồi thôi. Rồi lại thắc mắc "Sao mình học hoài không giỏi?"

CÂU CHUYỆN CỦA TÔI

Khi tôi nói với nhiều người rằng, trước khi đi du học Mỹ, tiếng Anh của tôi gần như con số 0 thì ít ai tin. Nhiều người còn tưởng tôi học tiếng Anh lâu năm. Hoàn toàn không phải!

Lúc tôi học cấp 2 và cấp 3, trong khi bạn bè đồng trang lứa học thêm tiếng Anh ở Trung Tâm Hội Việt Mỹ, SEAMEO, Hội Đồng Anh...thì tôi chưa bao giờ đến một trung tâm nào cả! Tôi cũng chẳng hiểu vì sao ba mẹ tôi lại không bắt tôi phải đi học thêm, và mình cũng chẳng chủ động đòi?! Hình như tôi không thích môn tiếng Anh cho lắm.

Chính vì chỉ học trong trường cộng với sự thiếu đam mê, tiếng Anh của tôi rất ẹ. Môn tiếng Anh lúc nào điểm cũng thấp. Đến nỗi cuối năm 12 thi Tú tài môn Anh văn, lo tôi điểm thấp nên bố mẹ còn mời một anh sinh viên về dạy kèm cho tôi! Kể ra mà thấy mắc cỡ.

Nhưng rồi mọi thứ cũng qua, tôi không nhớ chính xác năm đó mình thi tiếng Anh tốt nghiêp bao nhiêu điểm, hinh như 7 hay 8 gì đó. Nhưng tiếng Anh chưa bao giờ là môn tôi yêu thích. Học chỉ để mà học.

Thế rồi, vào Đại học Bách Khoa (tôi học Bách Khoa 2 năm trước khi đi Mỹ), tôi cũng lờ mờ bắt đầu nhận ra mình phải cải thiện khả năng tiếng Anh. Kiểu như bắt đầu trưởng thành 18 tuổi, bắt đầu giác ngộ ra mình phải thay đổi hoàn thiện điều gì cho bản thân. Thế là lần đầu tiên tôi đến trung tâm đăng ký học thêm tiếng Anh. Tôi còn nhớ lúc đó là trung tâm SEAMEO ở đường Lê Thánh Tôn, kế bên Parkson bây giờ. Thật là mắc cỡ, tôi thi đầu vào chỉ đủ trình độ học lớp thấp nhất là lớp sơ cấp A, học chung với mấy em học sinh lớp 6, 7! Vì trình độ chỉ cỡ đó! Thật là mắc cỡ hết sức.

Thế là vì mắc cỡ nên cũng quyết tâm học để còn lên lớp cao hơn chứ. Nhưng cũng giống như nhiều bạn bây giờ, tôi học mà không có mục đích và mục tiêu cụ thể, nên học hoài mà chẳng thấy mình tiến bộ. Tôi tối cứ cắp cặp đến sớm, trò chuyện vài ba câu với giáo viên bản xứ, nói tầm phào vài ba câu đàm thoại trong sách với các học viên cùng lớp. Rồi lại về nhà. Rồi cứ thế. Chẳng có gì tiến bộ.

Thế rồi một bước ngoặt lớn đã đến, tôi có cơ hội đi du học Mỹ. Câu chuyện đi du học Mỹ có lẽ để kể một dịp khác, tóm lại ở đây là muốn đi du học Mỹ phải thi TOEFL. Mà trình độ Anh Văn của tôi thì khỏi nói, gần như là không thể. Tôi bật băng nghe mà chẳng hiểu gì hết. Lúc đó TOEFL chỉ thi văn phạm, nghe và đọc hiểu. Nếu có thi nói như bây giờ thì tôi chết chắc.

Nhưng ham muốn đi du học Mỹ đã khiến tôi buộc phải thi tốt. Đây chính là cái MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU mà tôi nói đến. Khi đó mục đích của việc học tiếng Anh chính là để đi du học, và mục tiêu phải đạt trên 500 điểm. Thế là tôi luyện ngày đêm, học một cách đối phó vì mình mất căn bản trong một thời gian dài. Bạn có biết là tôi đã phải học gần như thuộc lòng nguyên một cuốn sách dạy thi TOEFL không? Học thuộc các mẫu câu, bài đàm thoại, đoạn văn mẫu. Thật sự là thuộc lòng và đến khi làm bài thi nhớ để mà làm. Trời không phụ lòng người, tôi chỉ vừa đủ điểm và may mắn lọt qua vòng phỏng vấn để đi Mỹ.

Thế nhưng, sang đến Mỹ lại là một câu chuyện khác. Sang đến Mỹ mới thấy, điểm TOEFL 500 hay 600 với một số người vẫn như nhau. Học sinh Việt Nam thường đạt điểm thi cao nhưng một số rất yếu kỹ năng nghe nói. Một số bạn học chuyên Anh lâu năm gặp khó 1 thì tôi gặp khó 10 lần. Khoảng thời gian đầu ở Mỹ là khoảng thời gian kinh khủng.

Tôi không thể hiểu hết những gì thầy giảng (đã vậy còn gặp ông thầy Bangladesh, nói giọng giống Ấn Độ) nên phải ghi âm và đọc sách rất nhiều. Nói chung là đầu óc quay cuồng, tẩu hoả nhập ma.

Bạn bè thì chỉ chơi được với mấy đứa châu Á nói tiếng Anh dở như mình, vì nói chuyện với tụi Mỹ thì có ai hiểu ai? Mắc cỡ lắm bạn ạ. Chính vì giao tiếp kém nên người ta càng thu mình lại, lại càng kém. Tôi gần như đã không thể hoà nhập cùng với bạn bè bản xứ dù rất cố gắng. Tôi tham gia các CLB Sinh viên, tham gia các hoạt động ngoại khoá nhưng giao tiếp rất hạn chế. Tôi vẫn nhớ mãi mình đã quê như thế nào khi không thể giao tiếp.

Và như một lẽ tự nhiên, tình thế buộc tôi phải học, phải luyện tập nếu không thì sẽ không thể sống và học tốt được bạn ạ. Tôi xem TV như điên, nghe CNN, xem cách show truyền hình Mỹ, nghe cách người ta phát âm, học thuộc từng câu hội thoại từ phim ảnh...Học rồi tập nói một mình ở nhà, trong nhà tắm, nói một mình như một thằng khùng, rồi khi gặp bạn bè ở ngoài mình cố gắng nói mấy câu y chang từ trong phim ảnh. Cứ thế làm đi làm lại, sẽ vẫn quê độ vì nói không ai hiểu, nhưng cũng sẽ qua. Áp lực phải giao tiếp được để sống hoà nhập và học tốt khiến tôi phải luyện tập không ngừng. Đó chính là cái mà tôi nói đến ở đầu bài MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU. Tôi học tiếng Anh để tồn tại và hoà nhập với cuộc sống và môi trường học tập bên Mỹ, với mục tiêu phải kết bạn được với người bản xứ, tham gia các hoạt động hội nhóm một cách thoải mái.

BẠN CŨNG CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC!
Tôi chia sẻ hơi dài dòng câu chuyện của mình để bạn thấy rằng, tôi là một người không có thâm niên học tiếng Anh, hoặc thậm chí có thể nói là mất căn bản. Vì không có học chuyên sâu trong một thời gian dài trước đây nên kỹ năng viết của tôi rất kém so với nghe nói. Vì xuất phát điểm của tôi là trình độ kém nên tôi học một cách đối phó và bắt chước. Thật sự tôi bắt chước rất nhiều cách nói chuyện của người bản xứ trong phim ảnh Mỹ, tin tức truyền hình Mỹ, từ các cuộc trò chuyện ngoài xã hội. Tôi hay để ý cách người bản xứ nói chuyện với nhau. Họ hay nói từ gì, kiểu nói ra sao...và sau đó tôi bắt chước y chang. Cứ lặp đi lặp lại như vậy dần dần sẽ có phản xạ cho riêng mình. Khi về Việt Nam làm công việc truyền hình, phỏng vấn khách mời nước ngoài nên cũng là dịp để tôi luyện tập thường xuyên và tìm cách cải thiện trình độ. Nhưng nếu bạn để ý, tôi vẫn nói sai ngữ pháp rất nhiều. Đó là hệ quả của việc đối phó và thiếu nền tảng căn bản trong một thời gian dài. Nhưng cũng chẳng sao, miễn là tôi vẫn giao tiếp lưu loát, liền mạch với ngưới nước ngoài. Đó là mục tiêu thực tế cụ thể mà bạn cần hướng tới.

Một lần nữa, MỤC ĐÍCH chính là nói tốt để có thể là tốt công việc của một người dẫn chương trình, với MỤC TIÊU là phỏng vấn trò chuyện thoải mái với các vị khách mời thú vị, có tầm ảnh hưởng, các lãnh đạo doanh nghiệp lớn.

Tóm lại, bạn phải xác định MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU cụ thể thì mới có thể học tốt được. Nếu không có MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU cụ thể, tôi khuyên bạn không cần phải học làm gì nữa cho tốn kém thời gian và tiền bạc, lại đau cái đầu vì cứ thắc mắc tại sao mình học hoài không tiến bộ. Thật vậy đó. Nhiều người vẫn có thể thành đạt ở Việt Nam mà không cần phải giao tiếp tốt tiếng Anh. Nhưng tất nhiên, giỏi tiếng Anh sẽ mở ra cho bạn nhiều cánh cửa khác. Quan trọng là bạn phải xác định rõ MỤC ĐÍCH và MỤC TIÊU.

Ví dụ, nếu bạn làm nghề báo, MC như tôi. Hãy xác định rõ
MỤC ĐÍCH: học để phục vụ công việc
MỤC TIÊU: phỏng vấn khách nước ngoài không cần phiên dịch cho số báo tới, hoặc trong 3 tháng nữa phải được mời dẫn chương trình bằng tiếng Anh, hoặc trong 2 tháng nữa sẽ đi giao lưu tại một CLB tiếng Anh và kết bạn được với một người bản xứ, hoặc trong 6 tháng phải kiếm được một chàng/bồ người Mỹ!...

Mục tiêu phải càng cụ thể thì mới có quyết tâm và động lực học tốt được. Bạn sẽ tự ép mình vào khuôn khổ. Tin tôi đi.

Khi đã xác định được cụ thể MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU, khi đó hãy tính đến chuyện mình sẽ học thế nào cho tốt. Tôi sẽ chia sẻ các phương pháp học trong các bài viết khác.

Còn trước mắt hãy tự hỏi: MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU của bạn khi học tiếng Anh là gì? Nếu không xác định được thì đừng học chi tốn công vô ích. Bạn sẽ chẳng bao giờ tiến bộ được. Còn nếu đã xác định được thì hãy nghĩ xem: trước đây tôi là một người mất căn bản tiếng Anh nhưng nhờ có MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU, hiện tại tôi đã hoàn toàn tự tin giao tiếp tiếng Anh một cách lưu loát. Tôi đã làm được, thì tại sao bạn không?

Thứ Năm, 10 tháng 7, 2014

TỪ TƯ DUY SÁNG TẠO ĐẾN KẾ HOẠCH KINH DOANH THỰC TIỄN

TỪ TƯ DUY SÁNG TẠO ĐẾN KẾ HOẠCH KINH DOANH THỰC TIỄN

“Đừng bao giờ khởi nghiệp khi chưa tự trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết và đúng đắn. Còn nếu bạn chưa biết đâu là đúng, vậy hãy thử 1 lần đến với chúng tôi qua chương trình sau để hiểu và nhận ra cái mình cần.”

Một ngày nọ, bạn chợt nảy ra 1 ý tưởng kinh doanh và rồi bạn triển khai ý tưởng thành hiện thực. Một thời gian sau, ý tưởng đó thất bại và bạn ngồi đó buồn rầu, trách bản thân sao không suy nghĩ kĩ trước khi làm!?

Tôi không chắc những người nổi tiếng như Mark Zuckerberg hay Steve Jobs có thật sự thông  minh hay chỉ số IQ cao hơn bạn hay không, nhưng tôi chắc chắn 1 điều trước khi start-up những dự án triệu đô như hiện nay, bản thân những con người ấy cũng đã từng phải tư duy khá nhiều về đứa con tinh thần của họ. Lười tư duy, suy nghĩ là thói quen rất phổ biến của nhiều bạn trẻ hiện nay. tôi có thể khẳng định rằng ai trong đời cũng được số phận ban cho vài cơ may nhưng nếu bạn lười suy nghĩ và quan sát bạn sẽ không nhận ra cơ may của bạn, ngay cả khi bạn có đầy đủ điều kiện để biến cơ may thành hiện thực. Suy nghĩ mà tôi muốn nói ở đây là một suy nghĩ nghiêm túc, rành mạch và của riêng mình, không thụ động, không a dua bắt chước. Kinh doanh là hình thức tự lập ở mức cao nhất, nếu bạn không có một suy nghĩ độc lập của riêng bạn, bạn sẽ khó có cơ hội thành công.
BẠN MUỐN THÀNH CÔNG:

Vậy, liệu chỉ có tư duy và suy nghĩ thôi thì  dự án của bạn đảm bảo 100% sẽ thành công? Đó là 1 suy nghĩ khá ấu trĩ  nếu như bạn không biết luyện tập, thực hành nó hằng ngày, khảo sát thị trường tiềm năng, lên 1 kế hoạch thực tiễn và “ăn nằm” với dự án của bạn hàng ngày, hàng giờ.

Điều tôi muốn nói ở đây là, đâu là kim chỉ nam giúp bạn có thể định hướng được từ 1 ý tưởng trong đầu và bạn có thể biến nó thành 1 dự án hiện thực? Việc tư duy trong công việc khi đi làm trong một công ty lớn cũng hoàn toàn khác với cách bạn tư duy khi tự mình ra khởi nghiệp riêng.

Đừng bao giờ khởi nghiệp khi chưa tự trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết và đúng đắn. Còn nếu bạn chưa biết đâu là đúng, vậy hãy thử 1 lần đến với chúng tôi qua chương trình sau để hiểu và nhận ra cái mình cần.

Từ TƯ DUY đến THỰC TIỄN

Chỉ tư duy và suy nghĩ thôi thì liệu dự án của bạn có đảm bảo 100% sẽ thành công?
Đó sẽ là 1 suy nghĩ khá ấu trĩ nếu như bạn không biết luyện tập, thực hiện nó hằng ngày, khảo sát thị trường tiềm năng, lên 1 kế hoạch thực tiễn và “ăn nằm” với dự án của bạn hàng ngày, hàng giờ.
Từ TƯ DUY đến THỰC TIỄN là một khoảng cách, và KHOẢNG CÁCH ấy xa hay gần là do bạn.

Thứ Hai, 7 tháng 7, 2014

20 ý tưởng marketing tốt nhất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ


20 ý tưởng marketing tốt nhất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Vào những thời điểm khó khăn, chúng ta thường có khuynh hướng thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ của mình với một ngân sách thật chặt chẽ. Trong đầu bạn sẽ nảy sinh những ý tưởng marketing doanh nghiệp nhỏ,  nảy ra nhiều cách để tăng cường marketing với chi phí từ thấp cho đến không tốn đồng nào.

Dưới đây là  20 Ý tưởng Marketing tốt nhất cho doanh nghiệp nhỏ .

1) Bắt đầu với 1 blog

Một blog là cách tốt nhất để truyền thông trực tiếp với người khác and miễn phí trên các website (ví dụ như wordpress). Một blog sẽ làm cho doanh nghiệp nhỏ của bạn cởi mở, thân thiện và hữu ích. Bạn có thể chia sẻ kiến ​​thức với khách hàng tiềm năng và nó sẽ giúp phát sinh nhu cầu, sự truy vấn và người theo dõi. Blog thì rất dễ dàng để thiết lập và duy trì, nó chỉ cần rất ít kiến thức về kỹ thuật và nó rất tốt cho việc SEO trang web (Search engine optimization) .

2) Social Media- Truyền thông xã hội

Nếu bạn chưa cài đặt Facebook hoặc Twitter cho kế hoạch marketing của mình, thì hãy triển khai ngay lập tức.

3) Danh sách doanh nghiệp nhỏ của bạn trên Google local

Khuyến khích khách viếng thăm để lại nhận xét, ý kiến trang web của bạn, nó sẽ giúp ích cho việc tăng thứ tự xếp hạng cho trang web của bạn.

4) Viết và xuất bản

Viết một bài đáng chú ý về tổ chức của bạn và công bố nó trang web. Bạn có thể để đặt đường link trở về web của bạn trong mỗi bài viết, nó sẽ hỗ trợ lưu lượng truy cập cũng như cung cấp baklinks đến website của bạn.

5) Liệt kê kinh doanh nhỏ của bạn trong danh mục

Liệt kê chi tiết kinh doanh của bạn trên web.

6) Tạo 1dữ liệu email và bắt đầu gửi bản tin hàng tháng.

Những công ty cung cấp email marketing, ví dụ như Mail-chimp cho phép nó tạo danh sách dữ liệu và cho phép bạn thiết kế một mẫu bản tin chuyên nghiệp cách dễ dàng.

7) Bắt đầu cho sự kết nối

Tìm ra nơi mà những sự kiện kết nối miễn phí và bắt đầu chăm sóc ở đó. Nơi mà người ta  muốn làm kinh doanh vỡi người khác. Sự kết nối có thể dẫn đến nhiều khởi đầu cho việc kinh doanh.

8) Tham gia vào các diễn đàn

Hãy chắc chắn rằng những diễn đàn này  sẽ làm cùng với tổ chức của bạn. Thường xuyên đăng bài với những lời khuyên hữu ích và thu hút việc tham gia vào cuộc thảo luận. Hãy chắc chắn rằng bạn có kết hợp website trong chữ ký diễn dàn của bạn . Điều này sẽ làm tăng lượng traffic cho website.

9) Sáng tạo cùng với ý tưởng markeitng của bạn

Thiên hạ thì truyền thông quá mức and mọi người ném bom quảng cáo… Hày làm khác đi và bạn sẽ nổi bật và trở nên đáng nhớ.

10) Tạo chữ ký email

Con người vốn dĩ là hiếu kỳ. Nên phần cuối của mỗi email bạn không chỉ để tên của bạn  mà còn phải bao gồm cả đường link website và Facebook & Twitter của bạn, và họ sẽ click vào chúng. Bao gồm tên công ty điện thoại, email của bạn.

 11) Xúc tiến chung

Nếu bạn có siêu thị, tại sao bạn không đẩy mạnh sự xúc tiến với một công ty sở hữu thương hiệu? Cả hai doanh nghiệp đều dựa trên hình ảnh, sự tìm kiếm và truyền cảm tốt. Bạn không cạnh tranh, bạn có thể để cả hai giúp đỡ lẫn nhau. Lấy Siêu thị cung cấp thẻ khách hàng, tờ rơi quảng bá thương hiệu với công ty.

12) Cải thiện dịch vụ khách hàng

Dịch vụ khách hàng là một loại quảng cáo. Bạn quảng cáo mà quảng cáo đó chỉ đơn giản là sự quan tâm, đó là điều mà tất cả mọi nguwofi đều để ý đến ở khắp mọi nơi.

13) Tìm hiểu khi những cuốn tạp chí quảng cáo địa phương sắp in và tạo liên lạc với họ!

Hầu hết các tạp chí quảng cáo có thể có phần dành cho quảng cáo dự phòng trước khi họ in. Họ muốn tạo doanh thu từ phần đó hơn là lắp đầy nó bằng một bài viết hoặc là để trống nó. Bạn hãy đề nghị hoặc thỏa thuận với họ về những phần để trống đó, thường thì bạn có thể nhận được mức giá quảng cáo giảm đáng kể.

14) Tặng/ cung cấp một cái gì đó miễn phí

Điều quan trọng là làm sao để nhận được sự thử và tham gia của khách hàng mới vào một cái gì đó mà mình đang muốn kêu gợi họ. Tạo cho họ một đề nghị hoặc một thỏa thuận mà họ không thể từ chối. Tạo cho họ cầu nối mắc xích với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn sau đó bạn có thể bắt đầu tính phí cho họ và tạo ra lợi nhuận với họ.

15) Business cards gây ấn tượng sâu sắc

Business cards – danh thiếp nên thiết kế khác với cái mà nhiều người đang sử dụng. Hãy thiết kế hẻ của bạn chuyên nghiệp, thêm một chút độc đáo với hình dáng lạ … ý tưởng sáng tạo vượt ra ngoài khuôn khổ! Sau đó bạn đi xung quanh trao nó cho mọi người. Đặt chúng trên quầy, trên xe buýt, khách sạn, nhà hàng, trung tâm dịch vụ, siêu thị …. hoặc bất cứ nơi nào mà họ sẽ chú ý.

16) Quảng cáo trên xe của bạn

Các biểu tượng đồ họa trên xe sẽ được chú ý của hàng ngàn và hàng ngàn người mỗi ngày. Biến chiếc xe của bạn trở thành bảng quảng cáo của bạn – đặc biệt là nếu bạn đang đi trên đường. Những tấm nhựa, decal có thể dán vào chiếc xe hơi của bạn hoặc xe tải, Trong trường hợp ngân sách của bạn cho phép bạn có thể nghĩ về việc bọc toàn bộ hoặc một phần chiếc xe để đảm bảo rằng nó được nhìn thấy.

17) Hãy yêu cầu khách hàng truy cập trang để giới thiệu bạn
Tiếp tục, nên tránhviệc ngừng lại.

18) Khởi động cuộc thi với một giải thưởng

Xúc tiến người tham dự cuộc thi, thu nhận thông tin liên lạc, địa chỉ email chi tiết của khách hàng để gửi những chương trình khuyến mãi trong tương lai.

19) Sử dụng các giấy chứng nhận, lời chứng thực

Bất kể doanh nghiệp của bạn nhỏ hay lớn, chắc chắn bạn cần phải có những lời chứng thực và sử dụng chúng. Hãy chắc chắn rằng những lời chứng thực đó là độc nhất, là sự thật và đi vào chi tiết một chút.

20)  Hãy nghĩ vượt ra khỏi khuôn khổ

Chính tôi, quảng cáo chính cá nhân tôi. Tôi có thể đem nó đến bất cứ nơi nào và up nó lên. Nó sẽ lan tỏa đến ngạc nhiên.

Nếu bạn có thể có những ý tưởng marketing nào miễn phí, hoặc không đắt, hoặc  chi phí thấp khác?

Hãy để chia sẻ nó trong mục bình luận bên dưới và chúng ta sẽ tổng hợp nó lại.